Có được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất? Trường hợp đã hiến đất cho Nhà nước thì có đòi được không?

Có được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi thu hồi đất?

Câu hỏi: Tôi xin hỏi Công ty Luật một vấn đề này: Gia đình tôi có Thửa đất (Đất rừng sản xuất– RSX được nhà nước giao theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP) bị thu hồi làm lòng hồ thủy điện. Vậy gia đình tôi ngoài được bồi thường theo đơn giá đất rừng của UBND tỉnh rồi có được Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tìm kiếm việc làm không? (gia đình tôi là gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp). Đất rừng sản xuất có phải là đất nông nghiệp để được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi không? UBND tỉnh tôi quy định là được hỗ trợ 2 lần giá (đối với đất nông nghiệp khác ngoài 2 lúa; Đất ao vườn) đất cùng loại. Xin được tư vấn của Công ty. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn: 

Ngoài ra, theo Điều 84 Luật đất đai 2013 quy định Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh…”

Khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề khi thu hồi đất nông nghiệp:

“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 của Nghị định này khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:

a) Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật đất đai;

b) Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.”

Theo đó, gia đình bạn được Nhà nước giao đất nông nghiệp (đất rừng sản xuất) theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất thì ngoài bồi thường bằng tiền, gia đình bạn còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.

Có được lấy lại đất đã hiến cho nhà nước?

Câu hỏi: Chào luật sư. Xin luật sư trả lời giúp tôi. Năm 2015 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì địa phương tôi có thực hiện dồn ô đổi thửa cùng với chỉnh trang đồng ruộng. Để làm đường đi, máng nước to hơn, đẹp hơn thì các hộ dân đã giao cho chính quyền địa phương mỗi 1 suất ruộng 48m2 để phục vụ làm đường ruộng. Cho tôi hỏi nếu bây giờ có dự án kinh tế hoặc nhà nước lấy lại đất và có bồi thường cho dân thì dân quê tôi có được lấy lại diện tích đất đã hiến không ạ? Tôi chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: 

Theo Khoản 5 Điều 26 Luật đất đai 2013 quy định bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

“5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Đối chiếu thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn và các hộ dân khác đã tự nguyện hiến đất làm đường nên theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước không giải quyết việc đòi lại đất đã hiến đó.

Thủ tục cưỡng chế di dời khi sử dụng đất trái phép

Câu hỏi: Chi nhánh tôi trực thuộc công ty A, được giao quyền quản lý đất đai tại các ga. Hiện tại các ga đường sắt bên Chi nhánh tôi đang quản lý đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty A. Có một số hộ dân đang sinh sống nhờ trên đất đường sắt, hiện tại bên tôi đang yêu cầu giữ nguyên hiện trạng nhà để sử dụng nhưng nhiều hộ dân cố tình xây nhà kiên cố trên đất đường sắt mà bên tôi được giao quản lý. Vậy cho tôi hỏi để cưỡng chế phá dỡ những ngôi nhà trên bên tôi cần phải làm những thủ tục gì ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: 

Theo khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm:

“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/ND-CP quy định hành vi chiếm đất như sau:

“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì các hộ dân xung quanh đang tự ý xây dựng nhà kiên cố trên phần đất đường sắt đã được cấp GCNQSDĐ cho công ty A. Theo đó, có thể xác định hành vi của những hộ dân này là hành vi chiếm đất – một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai nên có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 14. Lấn, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;…”

Theo đó, bạn không thể tự mình tháo dỡ công trình xây dựng của các hộ dân trên mà có thể liên hệ đến chính quyền địa phương hoặc gửi đơn đến TA để yêu cầu các hộ dân khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. 

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0850

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *