Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Luật sư tư vấn quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai do nhà hàng xóm lấn chiếm đất nông nghiệp. Tuy đã có khiếu nại lên xã tuy nhiên không đồng ý với kết quả mà xã giải quyết. Hỏi có cần khiếu nại cấp xã nữa không hay có thể gửi trực tiếp lên huyện. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Câu hỏi:

Tôi xin phép được hỏi luật sư và mong luật sư tư vấn giúp tôi cuối năm 2011 có dồn điền đổi thửa và 2014 gia đình nhà bên cạnh có làm chuyển đổi và xây nhà kiên cố trên đất chuyển đổi và xây tường bao lấn sang đất nông nghiệp nhà tôi. Theo sơ đồ ruộng của thôn số liệu nhà tôi là 26,2m mặt hướng bắc 30,2 mặt hướng nam và 53,8m hướng đông và tây, nhưng giờ tôi đo lại còn 24m và tôi trừ đi 20cm,do nhà tôi xây để ngăn chặn chuột bọ và nước bẩn chảy vào ruộng nhà tôi. Vậy xin hỏi luật sư nhà tôi thiếu theo chiều dài như vậy thì xử lý thế nào và có thể khởi kiện lên tòa án huyện hay không? Nhà tôi đã có khiếu nại lên xã nhưng xã không giải quyết đúng số liệu như trên bản đồ và biên bản đo ngày 6/5/2017. Vậy nếu nhà tôi làm đơn kiện có cần lên xã nữa hay không hay có thể gửi trực tiếp lên huyện. Kính mong luật sư tư vấn và có hồi âm sớm giúp tôi.

Trả lời:

Trước tiên bạn cần hòa giải, thỏa thuận với hàng xóm về hành vi lấn chiếm đất của hàng xóm. Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Trong trường hợp hàng xóm của bạn không đồng ý trả lại phần đất của bạn, bạn có thể thực hiện quyền của mình theo quy định tại khoản 7 Điều 166 Luật đất đai 2013:

“7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Bạn đã khiếu nại lên xã tuy nhiên bạn không đồng ý với kết quả giải quyết của xã. Do đó bạn có thể lựa chọn giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

2. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

3. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy bạn có thể căn cứ vào quy định này để gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”

Bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này.”

Trong trường hợp bạn khởi kiện lần hai đến Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiến nại cho bạn theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật khiếu nại 2011:

“2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.”

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0870

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *