Lập vi bằng để mua bán, chuyển nhượng nhà đất có được không?

Vi bằng là gì? Tại sao nhiều người thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng cách lập vi bằng? Bài viết dưới đây của Luật HANILAF sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 

Vi bằng là gì?

Theo quy định của pháp luật tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP định nghĩa về vi bằng thì vi bằng được hiểu như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.”

Như vậy, dựa vào quy định trên, có thể hiểu vi bằng được lập dưới hình thức bằng văn bản được dùng để ghi nhận các sự kiện, hành vi mà có thật trên thực tế trong phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền thực hiện là Thừa phát lại sẽ chứng kiến trực tiếp sự việc và lập vi bằng theo yêu cầu đó.

Giá trị pháp lý của vi bằng trong mua bán nhà đất

Khi mua bán nhà đất nhiều người cho rằng vi bằng có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, quan điểm cũng như cách hiểu như trên là không đúng với quy định pháp luật về đất đai cũng như về giá trị pháp lý của vi bằng trong giao dịch.

Về nguyên tắc, khi hai bên thực hiện chuyển nhượng mua bán nhà đất thì phải lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo quy định của pháp luật tại điểm a, khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013Điều 42 Luật công chứng 2014, hình thức chuyển nhượng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà đất thì mới có giá trị pháp lý hay nói cách khác là được pháp luật công nhận. Do đó, nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được giao kết bằng giấy viết tay hoặc chỉ lập vi bằng thì sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ khi có tranh chấp.

Căn cứ vào Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

  • Pháp luật khẳng định vi bằng không thể thay thế cho văn bản đã công chứng, chứng thực hoặc văn bản hành chính khác;
  • Vi bằng được pháp luật tố tụng công nhận làm nguồn chứng cứ Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự hoặc hành chính nếu có phát sinh tranh chấp; 
  • Vi bằng được xem là căn cứ thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, vi bằng không thể được dùng để thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở có công chứng hoặc chứng thực. Thay vào đó vi bằng chỉ được dùng để làm nguồn chứng cứ hoặc căn cứ chứng minh có tồn tại việc giao dịch giữa các bên trong giao dịch cũng như các công việc mà hai bên đã thực hiện.

 Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0918

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *