Quy hoạch đô thị là để quản lý và định hướng sự phát triển của thành phố. Vậy quy hoạch đô thị là gì? Và nội dung, chiến lược quy hoạch đô thị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật HANILAF để biết thêm về vấn đề này.
Quy hoạch đô thị là gì?
Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
– Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch;
– Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
– Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung;
– Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thế hóa nội dung quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Nội dung quy hoạch đô thị
Các khía cạnh kỹ thuật của quy hoạch đô thị liên quan đến việc áp dụng các quy trình khoa học, kỹ thuật, các cân nhắc và đặc điểm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị, tài nguyên thiên nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị bao gồm các kỹ thuật như:
– Dự đoán về sự gia tăng dân số;
– Phân vùng;
– Lập bản đồ và phân tích địa lý;
– Phân tích không gian công viên;
– Khảo sát nguồn cung cấp nước;
– Xác định mô hình giao thông;
– Nhận biết nhu cầu cung cấp thực phẩm, phân bổ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội;
– Phân tích tác động của việc sử dụng đất.
Vị trí, ranh giới vùng, các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế – xã hội có ảnh hưởng đến khu vực quy hoạch được thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ thích hợp. Về điều kiện tự nhiên, hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, … thể hiện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000, bản đồ 1/250.000 đối với các vùng liên tỉnh. Và theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.
Quy hoạch đô thị sẽ đưa ra lý do, sự cần thiết trong việc lập quy hoạch xây dựng vùng, căn cứ lập quy hoạch và đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển vùng. Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, hiện trạng phân bố đô thị và nông thôn; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật,… Các nội dung cần trình bày một cách mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng kèm theo hồ sơ và bảng biểu minh họa. Xác định động lực và tiềm năng phát triển vùng. Đồng thời, dự báo tình hình kinh tế – xã hội, dân số, tỷ lệ đô thị hóa, tình trạng sử dụng đất, môi trường,…
Chiến lược quy hoạch đô thị hiện nay
Nghị quyết 06-NQ/TW đã chỉ ra cách tiếp cận đa ngành, bao trùm với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, mang tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững.
Thứ nhất là quy hoạch đô thị chiến lược:
Quy hoạch đô thị chiến lược tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu cấp cao và xác định các khu vực phát triển mong muốn cho một thành phố hoặc một khu đô thị. Kết quả là một kế hoạch chiến lược – kế hoạch phát triển, chiến lược cốt lõi hay kế hoạch toàn diện.
Thứ hai, quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu liên quan đến luật pháp và chính sách, thông qua các công cụ quy hoạch như đạo luật, quy hoạch, quy tắc, các chính sách của chính phủ để tác động đến việc sử dụng đất.
Thứ ba, quy hoạch tổng thể:
Loại quy hoạch đô thị này hình dung ra trạng thái tương lai cho một không gian nhất định và những yếu tố quan trọng để đạt được tầm nhìn đó. Các nhà quy hoạch cần xem xét quy hoạch cần thiết từ kế hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng để khiến dự án khả thi hơn.
Thứ tư, tái quy hoạch đô thị:
Trái ngược với quy hoạch tổng thể, tái quy hoạch tập trung vào việc cải thiện các khu vực đang trong tình trạng suy thoái. Các cách cải thiện sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của sự suy giảm, có thể bao gồm những hoạt động như sửa chữa đường xá, phát triển cơ sở hạ tầng, làm sạch ô nhiễm, bổ sung công viên và các không gian công cộng khác, …
Thứ năm, phát triển kinh tế:
Đây là chiến lược xác định các lĩnh vực tăng trưởng để thúc đẩy sự phát triển về mặt tài chính bằng cách thu hút các doanh nghiệp xây dựng mới hoặc chuyển văn phòng làm việc tới đó. Các doanh nghiệp từ đó sẽ sử dụng lao động tại địa phương và điều tiết lực lượng lao động tới khu vực đó làm việc và sinh sống. Sự dịch chuyển của các khu công nghiệp, văn phòng, khu dân cư,… sẽ kéo theo các dịch vụ ăn uống, khách sạn, khu vui chơi giải trí, mua sắm sẽ được thúc đẩy tại địa phương đó và tạo ra nguồn thu nhập cho người dân.
Thứ sáu, quy hoạch môi trường:
Đây là hình thức phát triển chiến lược bền vững bao gồm cân nhắc về vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, đất ngập mặn, môi trường sống của sinh vật, … cùng với các yếu tố môi trường khác liên quan đến hệ thống tự nhiên và con người.
Thứ bảy, quy hoạch cơ sở hạ tầng:
Quy hoạch cơ sở hạ tầng đề cập đến các cơ sở và hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ người dân như: Cơ sở hạ tầng công cộng; Cơ sở hạ tầng cộng đồng; Giao thông;…
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0986