Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để tránh những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.
Khái niệm về nhà thầu?
Nhà thầu xây dựng là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chức năng cũng như năng lực để xây dựng công trình. Họ sẽ ký kết trực tiếp với chủ đầu tư thông qua hợp đồng và nhận thầu toàn bộ các công việc, dự án đầu tư công trình.
Một nhà thầu chuyên nghiệp cần phải đảm bảo có đầy đủ giấy tờ pháp lý cũng như chức năng liên quan đến ngành thực hiện mà nhà nước đã cấp phép, có thể kể đến như:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề có liên quan;
- Đã có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật, giám sát cũng như chỉ huy được công trình;
- Có đội ngũ công nhân lành nghề xây dựng đạt tiêu chuẩn.
Và khi đã có những giấy phép này thì chủ đầu tư có thể an tâm để giao công trình của mình cho nhà thầu xây dựng vì nhà thầu đó đã đủ chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về mặt pháp luật cũng như chất lượng của công trình, từng hạng mục nói riêng… cần phải chịu trách nhiệm với tất cả các công trình nói chung và các hạng mục nói riêng, đồng thời nếu như có sự cố gì liên quan thì đều phải chịu trách nhiệm.
Nhà thầu cần phải có trách nhiệm với các thiết bị cũng như phương tiện và phương pháp khi thi công một công trình và có trách nhiệm cung cấp những vật tư, nhân công theo như thỏa thuận của chủ đầu tư.
Có những loại nhà thầu xây dựng nào?
Hiện nay nhà thầu có 2 dạng chính là nhà thầu chính và nhà thầu phụ, tuy nhiên cũng có thêm một số nhà thầu nữa, cụ thể:
- Nhà thầu chính: Là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu, họ trực tiếp ký kết hợp đồng và đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là cá nhân, tổ chức…
- Nhà thầu phụ: Là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo như hợp đồng đã được ký kết với nhà thầu chính.
- Nhà thầu phụ đặc biệt: Là nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm phụ trách các công việc quan trọng của gói thầu xây dựng mà nhà thầu chính đã đề xuất ở trong hồ sơ.
- Nhà thầu nước ngoài: Là một tổ chức hay các nhân đã được thành lập theo pháp luật của nước ngoài mang quốc tịch nước ngoài nhưng tham gia dự thầu tại Việt Nam.
- Nhà thầu trong nước: Đây được coi là một tổ chức đã được thành lập theo pháp luật của Việt Nam có thể là tổ chức hay cá nhân mang quốc tịch trong nước.
Chi phí dự phòng là gì?
Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng. Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.
Loại chi phí này được tạo ra để đánh giá quá trình phát sinh, giúp các nhà thầu và nhà đầu tư dự trù được tối ưu các loại chi phí.
Các loại chi phí dự phòng
Tại điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định các loại chi phí dự phòng như sau: “ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án”.
Chi phí dự phòng là một phần riêng biệt trong tất cả các loại chi phí được tính, bao gồm:
- Yếu tố trượt giá trong công trình xây dựng;
- Giá tăng giảm của các vật liệu xây dựng
- Chi phí nhân công phát sinh;
- Các chi phí phát sinh khác.
Cách tính chi phí dự phòng trong xây dựng
Cách tính chi phí xây dựng dự phòng theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:
Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư:
Cách xác định: Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư được xác định theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.
Công thức:
VSB= GSBbt,tđc + GSBXD + Gsbtb + GSBQLDA + Gsbtv + GsbK + Gsbdp
Trong đó:
- VSB: sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;
- GSBbt,tđc: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- GSBXD: chi phí xây dựng;
- Gsbtb: chi phí thiết bị;
- GSBQLDA: chi phí quản lý dự án;
- Gsbtv: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- GSbK: chi phí khác;
- Gsbdp: chi phí dự phòng.
Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình
Cách xác định: Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đó ký kết và phù hợp với quy định về quản lý chi phí.
Công thức dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức:
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó:
- GXDCT: chi phí xây dựng công trình;
- GXD: chi phí xây dựng;
- GTB: chi phí thiết bị;
- GQLDA: chi phí quản lý dự án;
- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- GK: chi phí khác;
- GDP: chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng
Cách xác định: Dự toán gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng,…được xác định bằng tỷ lệ % hoặc bằng cách lập dự toán (gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước) theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Công thức: Ggtxd = Gxd + Gdpxd
Trong đó:
- Ggtxd: dự toán gói thầu thi công xây dựng;
- Gxd: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;
- Gdpxd: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.
Khái quát về vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn và là người được quyền chọn lựa đơn vị thầu mà họ thấy thích hợp nhất. Chính vì vậy, họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khía cạnh như: chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của các dự án mà họ đầu tư vốn.
Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?
Trách nhiệm và vai trò của chủ đầu tư không phải bất biến, chúng sẽ có sự thay đổi tùy theo dự án mà họ đảm nhiệm. Tuy nhiên nhìn chung, họ sẽ có những vai trò và trách nhiệm như sau:
Vai trò: Chủ đầu tư phải có đủ năng lực cần thiết để tư vấn, hướng dẫn cho các bộ phận liên quan cũng như quản lý, rà soát mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Không chỉ quản lý một cách bao quát, chủ đầu tư còn phải trực tiếp giám sát mọi việc diễn ra tại công trình. Bên cạnh đó, họ cũng phải thường xuyên kiểm tra các thiết kế, thi công để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ.
Trách nhiệm: Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình trước pháp luật. Theo như quy định của luật pháp, họ cũng đảm nhiệm luôn việc báo cáo tất cả các chi phí liên quan đến vốn đầu tư. Chủ đầu tư cũng là người quyết định và trực tiếp thực hiện việc liên hệ với các bên đối tác, nhân công… để họ bắt tay vào hoàn thiện các khâu trong chu trình xây dựng. Bên cạnh việc theo dõi chất lượng và tiến độ thi công, chủ đầu tư cũng có quyền yêu cầu đơn vị nhà thầu tạm dừng thi công khi phát hiện ra sai sót đồng thời yêu cầu họ sửa chữa, khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt.
Chủ đầu tư có được tự quyết sử dụng chi phí dự phòng?
Khoản 4 Điều 7, Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định:
“Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng
4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án đầu tư xây dựng.
“Điều 28. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư
1. Người quyết định đầu tư có các quyền sau đây:
b) Quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng (trừ trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật).”
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:
“Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng
- Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình.
Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình.”
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 7, Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì việc sử dụng chi phí dự phòng do người quyết định đầu tư quyết định làm cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc sử dụng chi phí dự phòng theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Hiện nay hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng và các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng:
Đối với những gói thầu có chi phí dự phòng đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng này cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, thời gian thực hiện và điều kiện cụ thể của từng gói thầu xây dựng.
Đối với những gói thầu chi phí dự phòng chưa được người quyết định đầu tư phê duyệt, khi sử dụng chi phí dự phòng chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.
Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng và không trái với Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu, trên nguyên tắc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.
Về định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, việc áp dụng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 3 và Điều 8 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo nội dung dự toán công trình phải phù hợp với nội dung, yêu cầu sản phẩm tư vấn và trình tự đầu tư xây dựng.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD1000