Hạn mức đất nông nghiệp được mở rộng như thế nào theo Nghị quyết 18-NQ/TW?

Quan điểm về đất đai theo nghị quyết 18-NQ/TW

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất. Quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân. Nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.

Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường. Phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân. Kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác sử dụng hiệu quả cao nhất

 

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cây trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rứng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

– Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

+ Không quá 30 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 20 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đất trồng cây lâu năm:

+ Không quá 100 ha đối với  các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 200 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

+ Không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển nhượng trong hạn mức đối với mỗi loại đất ( đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất( đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông của hộ gia đình, cá nhan đó được xác định theo từng loại đất quy định tại tại khoản 1, 2 và 3 Điều 44 nghị định 43/2014/NĐ-CP 

– Trường hợp Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền như đã phân tích ở trên mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 1 tháng 7 năm 2007 thì phần vượt quá hạn mức đó được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền. Trường hợp đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

 

Chủ trương mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Mở rộng đối tượng, hạn chế nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch. Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất.

Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tư từ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng miền. Có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất, cùng với cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi giao đất,

Theo Thông báo 232/TB-VPCP ngày 5 tháng 8 năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai ( sửa đổi). Quy định về việc mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là mở rộng hạn mức không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp. Điều này phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW và bối cảnh hiện nay, đồng thời giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức cụ thể để phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Bên cạnh đó dự thảo Luật quy định không hạn chế tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Mà theo quy định của Luật Đất đai hiện hành thì ngoài các điều kiện chung về quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân khi nhận chuyển nhượng đất trồng lúa còn cần đáp ứng điều kiện sau: Đối với tổ chức kinh tế muốn được nhận chuyển nhượng QSDĐ thì phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Đối với hộ gia đình, cá nhân muốn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ việc sản xuất nông nghiệp này. Theo đó quy định mới của dự thảo phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW. Đây là một nội dung lớn, ảnh hưởng đến việc người nông dân có đất để sản xuất kinh doanh hay không, gây hệ quả lâu dài cho xã hội. Cho nên cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của quy định này.

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty Luật TNHH Hanilaf. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý khách khi muốn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hình thức chuyển quyền sử dụng đất và một số điều cần lưu ý.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí của Công ty Luật Hanilaf: 096 226 4737 để nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn hợp tác của Qúy khách hàng!.

DD1817

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *