Chiều rộng lối đi qua đất người khác tối đa là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”.

Theo đó, về nguyên tắc giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào các bên cũng thỏa thuận được, nhất là khi bất động sản phía trước không rộng hoặc tại một số địa phương giá đất cao nên việc mở lối đi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người ở phía ngoài.

Do đó, ngoài việc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, Bộ luật Dân sự 2015 còn nêu rõ lối đi qua phải “bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định”. 

Như vậy, ngay cả khi các bên không thỏa thuận được vẫn có cách giải quyết theo quy định.

Trên thực tế nếu các bên không thỏa thuận được về chiều rộng của lối đi thì Tòa án sẽ giải quyết tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chiều rộng của lối đi qua phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 02 yếu tố chính, đó là:

(1) Mục đích sử dụng của bất động sản bị vây bọc.

Nếu bất động sản bị vây bọc là nhà ở thì lối đi thường phải đủ cho người và xe máy ra vào.

Nếu bất động sản bị vây bọc là cơ sở sản xuất, kinh doanh thì chiều rộng của lối đi có thể mở rộng hơn.

Thực tiễn xét xử đối với yêu cầu mới lối đi qua phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bất động sản bị vây bọc là điều không khó hiểu, bởi lẽ quyền về lối đi qua theo quy định của Bộ luật Dân sự không hề quy định lối đi chỉ dành của con người.

Chính vì vậy, chiều rộng của lối đi qua có thể mở rộng hơn để bảo đảm cho một số hoạt động bình thường của chủ bất động sản bị vây bọc.

(2) Đặc điểm cụ thể của bất động sản vây bọc (bất động sản phía ngoài) và gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động có lối đi.

Điều này bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ bất động sản phía ngoài. Bởi lẽ nếu chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bất động sản phía trong mà không tính đến bất động sản phía ngoài sẽ không bảo đảm tính “công bằng”.

Tóm lại, chiều rộng của lối đi qua khi bất động sản bị vây bọc gồm một số trường hợp phổ biến sau: 

Trường hợp 1: Do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên (có thể chỉ có người di chuyển được hoặc xe máy ra vào được hoặc có thể đủ rộng để ô tô ra vào).

Trường hợp 2: Nếu không thỏa thuận được thì hướng giải quyết như sau:

– Nếu phía trong là nhà ở thì lối đi thường sẽ đủ để người và xe máy ra vào.

– Nếu phía trong là cơ sở sản xuất kinh doanh thì có thể mở rộng hơn để bảo đảm hoạt động bình thường của hoạt động này nhưng phải tính đến đặc điểm của bất động sản phía ngoài và gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động sản phía ngoài.

Lưu ý: Bên cạnh quy định của pháp luật thì nội dung về chiều rộng của lối đi trong bài viết được phân tích dựa theo thực tiễn xét xử của Tòa án và thực tiễn mở lối đi qua của một số hộ gia đình, cá nhân.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

#DD1107

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *