Điều kiện năng lực đối với cá nhân phụ trách công tác an toàn lao động?

Điều kiện của cá nhân phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 7 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Tùy thuộc vào việc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách hay theo chế độ bán chuyên trách mà người này phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau: 

  • Đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách cần đáp ứng một trong các điều kiện sau: 

– Người này phải có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật và phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cơ sở; 

– Phải có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở; 

– Phải được đào tạo trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật và có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cơ sở. 

  • Đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách thì cần đáp ứng một trong các điều kiện như sau: 

– Phải được đào tạo trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;

– Phải được đào tạo trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cơ sở; 

– Phải được đào tạo trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc là người trực tiếp làm các công việc kỹ thuật và có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cơ sở. 

Cách bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong công ty

Điều 72 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định người sử dụng sẽ căn cứ vào quy mô hoạt động, tính chất về công việc, lao động cũng như là những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình sử dụng người lao động của mình để bố trí người làm công tác an toàn vệ sinh lao động trong công ty, cụ thể việc bố trí này sẽ được quy định cụ thể tại Khoản 1 và 2 Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau: 

Đối với người sử dụng lao động hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực gồm: các ngành nghề về khai khoáng; sản xuất than cốc; sản xuất các loại sản phẩm là dầu mỏ tinh chế; sản xuất các loại hóa chất; sản xuất các loại kim loại và các sản phẩm được làm từ kim loại; sản xuất các loại sản phẩm từ khoáng phi kim; kinh doanh trong các lĩnh vực thi công công trình xây dựng; thực hiện đóng và sữa chữa tàu biển; sản xuất, truyền tải và phân phối điện thì người sử dụng lao động phải bố trí và tổ chức bộ phận làm công tác đảm bảo an toàn vệ, vệ sinh lao động, cụ thể như sau: 

– Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động là dưới 50 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí có ít nhất là 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách. 

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động là từ 50 lao động đến dưới 300 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí có ít nhất là 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách. 

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động là từ 300 lao động đến dưới 1000 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí có ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách. 

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động là trên 1000 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí có ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.

Đối với người sử dụng lao động hoạt động kinh doanh thuộc những lĩnh vực không thuộc các lĩnh vực đã được liệt kê ở trên thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí, tổ chức bộ phận làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau: 

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động dưới 300 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí có ít nhất 01 người làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách.

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động từ 300 lao động đến dưới 1000 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách. 

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có sử dụng số lao động trên 1000 lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách. 

Trường hợp người sử dụng lao động không thành lập được các bộ phận làm công tác an toàn vệ sinh lao động hoặc người làm công tác an toàn vệ sinh lao động do không đủ điều kiện thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thuê các tổ chức có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ về an toàn, vệ sinh lao động 

Quyền hạn và trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Quyền hạn

Các quyền hạn mà người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong công ty được hưởng bao gồm: 

– Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động sẽ được quyền yêu cầu người phụ trách các bộ phận sản xuất trong công ty ra lệnh đình chỉ hoặc lệnh tạm đình chỉnh các công việc khi nhận thấy việc tiếp tục làm những công việc này có thể gây ra những nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ này nhằm mục đích thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Khi yêu cầu áp dụng các biện pháp này người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động phải có trách nhiệm báo cáo đến người sử dụng lao động biết. 

– Khi nhận thấy các máy móc và thiết bị được sử dụng tại nơi làm việc không đảm bảo được an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng thì người làm công tác an toàn vệ sinh lao động cũng có thể đình chỉ hoạt động của những máy móc, thiết bị này. 

– Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động sẽ được người sử dụng lao động bố trí thời gian để tham gia các lớp huấn luyện, lớp bồi dưỡng để có thể nâng cao các nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Khi được bố trí làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc là thành viên ở trong các bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thì người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải có trách nhiệm tham mưu cho người sử dụng lao động, giúp cho người sử dụng lao động để tiến hành tổ chức và thực hiện các các tác về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc thực hiện tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động sẽ được triển khai với những nội dung như sau: 

– Xây dựng các nội quy, quy trình cũng như là các biện pháp trong đơn vị để đảm bảo an toàn về vệ sinh, lao động cũng như là phòng chống cháy nổ trong tổ chức, doanh nghiệp. 

– Xây dựng các kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và đôn đốc các cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo đúng kế hoạch đã được đặt ra cũng như là thực hiện việc đánh giá những rủi ro trong phương án và xây dựng các kế hoạch để có thể ứng phó, ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra. 

– Với những loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động phải quản lý và theo dõi một cách nghiêm ngặt để khai báo tình trạng máy móc thiết bị. 

– Tiến hành tổ chức và thực hiện những hoạt động để có thể thông tin, tuyên truyền đến người lao động về công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Tổ chức các hoạt động sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp ở trong tổ chức, doanh nghiệp. 

– Kiểm tra các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị; kiểm tra các công tác điều tra tai nạn lao động, những sự cố kỹ thuật gây ra mất an toàn, vệ sinh lao động. 

– Là đơn vị chủ trì hoặc là cùng phối hợp với các bộ phận y tế trong đơn vị để có tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong đơn vị.

– Lấy ý kiến và tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng như là của người lao động về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, sau đó đề xuất lên người sử dụng lao động để giải quyết những kiến nghị này. 

– Tổ chức việc thi đua, khen thưởng đối với các cá nhân có tiêu biểu trong hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Cũng như là xử lý kỷ luật với những trường hợp sai phạm được thể hiện trong báo cáo thống kê công tác an toàn vệ sinh lao động. 

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0033

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *