Công trình theo tuyến là gì? Công trình xây dựng theo tuyến có khác gì so với công trình xây dựng không theo tuyến.

Công trình theo tuyến là gì ?

– Công trình theo tuyến có thế hiểu là một công trình xây dựng theo một tuyến xác định có thể trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính. Ví dụ của công trình theo tuyến có thể kể đến như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước hoặc các công trình tương tự khác xây dựng theo tuyến như các loại trên được quy định theo pháp luật.

– Về mặt bản chất công trình theo tuyến vẫn là một loại công trình xây dựng. Nên để tìm hiểu công trình theo tuyến chúng ta sẽ đi từ công trình xây dựng trước. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020 có định nghĩa như sau:

“Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước”

Từ các căn cứ trên có thể hiểu một cách khái quát công trình theo tuyến là những công trình xây dựng được xác định là công trình theo tuyến theo các quy định của pháp luật.

 

Công trình xây dựng theo tuyến là gì ?

– Công trình xây dựng theo tuyến trước đây được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì có quy định công trình xây dựng theo tuyến chi tiết hơn so với quy định của công trình theo tuyến theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) cụ thể như sau:

Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè và các công trình tương tự khác.

Như vậy so với Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì Nghị định mới quy định chi tiết hơn, cụ thể bổ sung thêm các loại công trình thủy lợi (đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy, kênh dẫn nước tưới tiêu, đê, kè).

– Các đặc điểm của công trình theo tuyến như sau:

+ Công trình xây dựng theo tuyến là một dạng của công trình xây dựng.

+ Công trình này được xây dựng theo hướng tuyến trong phạm vi một hoặc nhiều khu vực hành chính

+ Công trình theo tuyến có thể được tiến hành xây dựng ở các lĩnh vực nhỏ đến những lĩnh vực lớn, quan trọng của quốc gia như đường bộ, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước hay các công trình tương tự khác theo quy định.

– Điều kiện chung để được cấp giấy giấy phép công trình theo tuyến:

+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.

+ Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về giới hạn tĩnh chung, độ thông báo, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông, …), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

+ Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

– Đối với công trình trong đô thị phải:

+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công trình xây dựng không theo tuyến là gì?

– Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về công trình xây dựng không theo tuyến nhưng dựa vào công trình xây dựng theo tuyến chúng ta có thể hiểu công trình xây dựng không theo tuyến là những công trình không thuộc phạm vi quy định là công trình xây dựng theo tuyến như:

+ Đường bộ,

+ Đường sắt,

+ Đường dây tải điện,

+ Đường cáp viễn thông,

+ Đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước

+ Đập đầu mỗi công trình thủy lợi, thủy điện

+ Kênh dẫn nước tưới, tiêu

+ Đê, kè

+ Các công trình tương tự khác.

Như vậy có thể hiểu các công trình xây dựng không theo tuyến là các công trình không thuộc các công trình được quy định như trên.

– Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị được quy định tại điều 92 Luật Xây dựng năm 2014 có quy định về các điều kiện để cấp giấy phép xây dựng như sau:

+ Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản

+  Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định của Luật Xây dựng.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0052

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *