Quản lý nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước cụm từ chia thành hai về bao gồm: Quản lý và Nhà nước. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo hướng tích cực. Hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính – chính trị của nước ta. Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.
Cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chất chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội cơ sở, các cơ quan này được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước nhằm mục đích đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Tùy thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền luật định.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở?
Như đã đề cập khái niệm ở trên, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Trong lĩnh vực nào cũng sẽ có các cơ quan quản lý lĩnh vực đó đối với lĩnh vực nhà ở cũng vậy. Vậy cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở được pháp luật quy định như thế nào?
Cụ thể, theo điều 174 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trong phạm vi cả nước.
– Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trên phạm vi cả nước.
– Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở và phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ.
Ở nước ta Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền ba hành, sửa đổi Hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Còn Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương.
Như vậy, theo quy định của Điều 174, các cơ quan theo quy định chịu trách nhiệm quản lý về nhà ở như đã nêu ở trên có thẩm quyền đối với phạm vi quản lý của mình và có trách nhiệm rà soát, thống kế, phân loại nhà ở được giao quản lý và tiếp nhận nhà ở tự quản do các cơ quan trung ương chuyển giao để quản lý theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn phải lập kế hoạch bảo trì nếu được giao thực hiện và tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn công đối với nhà xây mới theo quy định hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở cũ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở; kinh phí đo vẽ lại do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.Bởi vì, bản chất của quản lý nhà nước đó là thông qua các chủ thể quản lý nhà nước đó là những cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý. Chính vì thế các cơ quan cần phải làm đúng trách nhiệm của mình, ngoài ra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót và vi phạm do mình gây ra.
Quản lý nhà nước về nhà ở bao gồm các nội dung gì?
Theo Điều 167 Luật Nhà ở quy định về Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở cụ thể như sau:
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển, quản lý nhà ở.
– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở, cơ chế, chính sách cho phát triển và quản lý nhà ở.
– Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phân loại nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở.
– Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
– Quản lý hồ sơ nhà ở; quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; quản lý các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
– Điều tra, thống kế, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở, quản lý, vận hành, khai thác và cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở.
– Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thực pháp luật trong lĩnh vực nhà ở.
– Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.
– Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở.
– Công nhận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; công nhận việc phân hạng nhà chung cư; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà ở.
– Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.
– Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.
Có thể thấy, nhà nước đã xây dựng những chính sách về chương trình, kế hoạc nhà ở trên khắp cả nước rất cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật đó là cơ quan Nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền không được quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình và các kế hoạch phát triền nhà ở đã được phê duyệt theo quy định. Theo đó nếu như có hành vi vi phạm này thì sẽ bị xử phạt theo quy định mà Nhà nước đã đặt ra. Theo đó đối với xây dựng và phát triển nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền. Bên cạnh đó nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.
Những chính sách phát triển nhà ở khắp cả nước cần phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì các cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm phải phối hợp với nhau và thực hiện kế hoạch theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật quy định của pháp luật đề ra.
Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở như thế nào?
Căn cứ Điều 170 Luật Nhà ở 2014, được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 quy định về Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở, cụ thể:
– Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ bằng vốn đầu tư công thì trước khi lập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công. Trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn trung ương thì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng; trường hợp có dự án đầu tư bằng nguồn vốn địa phương thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
– Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Thanh tra nhà ở theo quy định của pháp luật
Căn cứ Điều 176 Luật Nhà ở 2014 quy định về Thanh tra nhà ở như sau:
– Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về nhà ở đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở.
– Thanh tra chuyên ngành về nhà ở bao gồm:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở.
+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về nhà ở.
– Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về nhà ở trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra chuyên ngành về nhà ở tại địa phương.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0055