Có tên trên hộ khẩu có liên quan gì đến quyền sử dụng đất không?

Sổ hộ khẩu có liên quan gì đến quyền sử dụng đất không?

Sổ hộ khẩu và sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những chứng từ pháp lý quan trọng của người dân trong các giao dịch pháp lý. Theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì sổ hộ khẩu là giấy tờ xác minh việc đăng ký thường trú của công dân theo quy định về pháp luật cư trú. Còn sổ đỏ là một cách gọi dân gian về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một văn bản pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất nhằm để khẳng định, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của công dân đối với tài sản, diện tích đất. 

Tóm lại sổ hộ khẩu được xác định là một tài liệu xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên sổ đỏ. Còn sổ đỏ là văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hai loại giấy tờ pháp lý này hiện nay người dân vẫn thường xuyên nhầm lẫn là một và đặc biệt dễ gây nhẫm lẫn khi tiến hành các giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là trong giao dịch hưởng thừa kế. Đây là sự sai lầm lớn trong cách nghĩ và càng nghiêm trọng hơn nếu đó là cách nghĩ, cách hiểu của một cán bộ tư pháp hay một cán bộ hành chính địa phương. Bởi với lối hiểu biết sai lệch như vậy thì là nguồn cơn cho các thủ tục rắc rối, phức tạp, phiền hà thậm chí là sai pháp luật khi tiến hành thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất cho người dân. Đây là hai loại giấy tờ pháp lý khác nhau, riêng biệt và chỉ hỗ trợ nhau trong quá trình tiến hành những thủ tục hành chính nhất định mà không hề có sự liên thông với nhau. Và sự nhầm lẫn của người dân về hai loại sổ này thường thể hiện nhiều nhất ở phương diện nhận thừa kế tài sản là đất đai và cấp sổ đỏ cho hộ gia đình.

Có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận thừa kế không?

Theo đó, chia thừa kế theo pháp luật được xác định theo ba hàng thừa kế chứ không phải xác định theo người có tên trong sổ hộ khẩu. Ba hàng thừa kế lần lượt đó là:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh rujột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Vì rất nhiều lý do mà có thể những người thuộc hàng thừa kế nêu trên có tên hoặc không có tên trong sổ hộ khẩu, nó chỉ là một sự trùng hợp. Chứ không thể nào coi là cứ có tên trong sổ hộ khẩu thì đương nhiên được hưởng thừa kế. 

Do vậy đối chiếu với trường hợp của bạn, thì người vợ của bạn đòi hưởng thừa kế phần đất của bố bạn để lại do cô ấy có tên trong sổ hộ khẩu gia đình là hoàn toàn không có căn cứ, trái với quy định pháp luật. Lúc này việc chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng mảnh đất 1000 ha sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất các phần bằng nhau như đã nêu ở trên. Nếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối hoặc thuộc trường hợp không được nhận di sản thừa kế thì mới đến hàng thừa kế tiếp theo. Vợ bạn mà muốn có quyền trong phần tài sản đất đó thì có thể thỏa thuận với bạn hoặc bạn có thể tặng phần đất mà mình được hưởng thừa kế cho vợ bạn thông qua thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. 

 

Có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận quyền sử dụng đất không?

Đất cấp cho hộ gia đình tức là hộ gia đình có quyền sử dụng đất đó. Và theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đinh, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Như vậy, những người trong một hộ gia đình có quyền sử dụng đất với phần đất đo như nhau khi đáp ứng đủ cả 3 điều kiện đó là:

– Về mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng

– Về việc đang sống chung với nhau

– Và có quyền sử dụng đất tại thời điểm được Nhà nước gia đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Nếu chỉ căn cứ vào sổ hộ khẩu thì chỉ mới đáp ứng điều kiện là sống chung. Còn những người có tên trong sổ hộ khẩu chưa chắc đã có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng do vậy không đủ điều kiện để được chung quyền sử dụng đất. 

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0090

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *