Hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định Luật đất đai 2013

Quy định của pháp luật về hạn mức giao đất nông nghiệp

Hạn mức giao đất nông nghiệp được Luật đất đai 2013 quy định tại Điều 129 như sau:

Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

“1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

  1. a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
  2. b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
  3. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
  4. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
  5. a) Đất rừng phòng hộ;
  6. b) Đất rừng sản xuất.
  7. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

  1. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  1. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
  2. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

  1. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.”

Khái niệm hạn mức giao đất nông nghiệp

Theo quy định của pháp luật, phạm vi quản lí đất đai là các hoạt động quản lí chắc chắn, chặt chẽ tình hình sử dụng đất đai, phân chia, phân phối lại đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kết hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất đai, tiến hành các hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho những người có nguyện vọng, nhu cầu sử dụng đất thông qua việc ban hành quyết định giao đất.

Hạn mức giao đất là một khái niệm không quá xa lạ đối với đời sống, đây là một trong những quy định của pháp luật về đất đai, đây là một khái niệm chỉ một mức hạn mức tối đa được quy định cụ thể nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng phù hợp với mục đích sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.

Phân tích chi tiết hạn mức giao đất nông nghiệp

Hạn mức giao đất nông nghiệp được pháp luật quy định rất cụ thể tại Điều 129 của Luật đất đai 2013 như sau:

– Đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất dùng để trồng cây hàng năm, đất sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản, đất làm muối như sau:

+ Đối với đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long thì mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao không quá 03 héc ta;

+ Nếu đất thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao tối đa là 02 héc ta;

– Đối với đất sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, pháp luật quy định cho phép giao đất trong hạn mức tối đa là 10 héc ta cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở xã, phường, thị trấn ở khu vực đồng bằng; tối đa 30 héc ta đối với đất ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng trung du, miền núi.

– Đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất thì tối đa hạn mức nhà nước giao đất cho mỗi cá nhân, hộ gia đình là 30 héc ta.

– Nếu mỗi hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao nhiều loại đất khác nhau gồm cả đất trồng cây hàng năm, đất sử dụng làm muối, đất để nuôi trồng thủy sản thì pháp luật quy định tổng hạn mức giao đất tối đa là 05 héc ta.

Trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức được giao đất đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 05 héc ta đối với đất thuộc xã, phương, thị trấn thuộc vùng đồng bằng, và tối đa là 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn thuộc vùng trung du, miền núi.

Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao thêm đất rừng sản xuất thì tối đa hạn mức đất được giao sẽ là 25 héc ta.

– Trường hợp đất núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, đất trống được giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khi đưa vào sử dụng theo quy hoạch để thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, làm muối, pháp luật quy định hạn mức tối đa được giao đất là không quá hạn mức giao đất được quy định các khoản 1,2,3 đã nêu trên và không được tính vào hạn mức giao đất đối với đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được quy định tại các Khoản 1,2,3 của Điều này.

Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất đối với các loại đất trống, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, đất núi trọc cho cá hộ gia đình, cá nhân khi sử dụng vào đất vào quy hoạch, theo kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước đã được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng, đất dùng vào mục đích nuôi trồng thủy sản giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tại Khoản 1,2,3,4,5 của Điều này.

– Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân có phần diện tích đất nông nghiệp mà đang sử dụng nhưng nằm ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú hợp pháp thì họ được tiếp tục sử dụng đất, nếu phần diện tích đó là đất được giao nhưng được Nhà nước quy định thuộc diện giao đất không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai trực tiếp tiến hành giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân mà không thu tiền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân đó có đăng ký hộ khẩu thường trú hợp pháp để tính, xem xét hạn mức giao đất nông nghiệp.

– Phần diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có được từ việc nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, thừa hưởng từ thừa kế di sản của người đã mất, nhận góp vốn bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận khoán thì được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định tại Điều này.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cụ thể và chặt chẽ về người sử dụng đất bao gồm các đối tượng tượng được ghi nhận tại Điều 5 luật đất đai 2013, theo đó, pháp luật quy định về người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất.

Việc quản lý đất đai một cách hợp lý là vấn đề đáng được lưu tâm đối với các cơ quan quản lý đất đai của nhà nước nói và việc sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng quy hoạch của người dân là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc bảo vệ tài nguyên đất đai của Việt Nam và góp phần bình ổn đất nước. Hiện nay đất đai ngày càng khan hiếm và càng có nhiều xu hướng chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp dẫn đến đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất và canh tác ngày càng khan hiếm. Nhà nước cần phải linh hoạt, thực tế ban hành các quy định pháp luật và nâng cao vai trò ý thức của người dân sử dụng đất hợp pháp, sử dụng đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. 

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0104

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *