Tập trung đất đai là gì? Đặc điểm và các phương thức tập trung?

Tập trung đất đai là gì?

Tập trung đất đai được hiểu là một hành vi trong đó các chủ thể tập trung ruộng đất là liên kết nhiều mảnh ruộng của nhiều chủ sở hữu khác nhau lại thành mô hình cánh đồng lớn. Khác với tích tụ đất đai thì tích tụ ruộng đất là một hình thức tập trung đất không làm thay đổi sở hữu đất như ở tích tụ đất mà chỉ thay đổi cách thức quản lí sử dụng đất đai hợp lí và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó việc tập trung ruộng đất cần phải quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội ở nông thôn phát sinh cùng với việc tích tụ, tập trung đất đai. Theo đó thì chúng ta cần phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là những lao động dôi dư để tạo điều kiện cho những lao động này chuyển đổi nghề nghiệp, tìm được việc làm mới ở nông thôn, các đô thị, các khu công nghiệp hay làm việc ở nước ngoài qua xuất khẩu lao động.

bên cạnh đó nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp đưa các cơ sở sản xuất về nông thôn, sử dụng lực lượng lao động đông đảo ở nông thôn, từ kế thừa, phát huy các ngành nghề, sản phẩm truyền thống của từng địa phương tới phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới cần nhiều lao động, như may mặc, giầy da hay sử dụng các nguyên liệu tại địa phương như chế biến nông, lâm, thủy sản… Để hạn chế tình trạng phân hóa xã hội quá mức, hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn, cùng với nguồn lực của nhà nước, cần huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội xây dựng hạ tầng an sinh xã hội đa dạng ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả ở nông thôn, nhất là quan tâm tới phát triển bảo hiểm sản xuất nông nghiệp và bảo hiểm xã hội lao động nông thôn.

Đặc điểm của tập trung đất đai:

Đặc điểm của tập trung đất đai là chủ sở hữu tập trung nhiều mãnh ruộng đất  của các chủ sở hữu khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thông qua mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường và tạo ra những sản phẩm tốt hơn chất lượng hơn ra thị trường.

Có thể thấy hiện nay việc tích tụ, tập trung ruộng đất là một chính sách rất đặc biệt và tập trung ruộng đất đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo ra giá trị kinh tế và việc làm ổn định cho người dân ở địa phương. Theo đó tại các địa phương, các hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất cũng khá đa dạng, từ hình thức đơn giản nhất là tập trung ruộng đất thông qua dồn điền, đổi thửa cho liền vùng liền thửa cho tới tích tụ thông qua hình thức thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Các phương thức tập trung đất đai:

Hiện nay có các phương thức tập trung đất đai cụ thể như sau:

+ Dồn điền, đổi thửa hình thức này được hiểu là khi thực hiện chủ trương giao cho hộ gia đình quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dà để thực hiện bảo đảm công bằng, ruộng đất giao cho hộ có gần, có xa, có tốt, có xấu, làm cho một hộ có rất nhiều mảnh ruộng nhỏ, lẻ cụ thể theo thống kê trên thực tế cho thấy, các hộ thường có tới 5-7 mảnh và cũng có nơi đến 10-12 mảnh, điều này gây ra ảnh hưởng xấu tới sản xuất.  Hiện nay với sự giúp đỡ của hợp tác xã, chính quyền thôn, xã, các hộ đã tự nguyện hoán đổi các thửa ruộng đất với nhau cụ thể có hoặc không có trả tiền chênh lệch do vị trí gần, xa, tốt, xấu và để giảm số thửa, tăng diện tích mỗi thửa của hộ. Theo đó, các hộ có trung bình 2-3 thửa. Dù tổng diện tích đất của hộ không tăng lên, nhưng việc dồn điền đổi thửa đã góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ đây cũng là một hướng tích cực mà tập trung đât đai mang lại.

+ Góp đất vào tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp là một hình thức hiện nay đang rất phổ biến ở nhiều địa phương, các hộ gia đình đã tự nguyện liên kết thành lập Tập đoàn sản xuất hay hợp tác xã nông nghiệp. Tham gia tập đoàn hay hợp tác xã nông nghiệp, nhưng các hộ vẫn tự chủ canh tác trên ruộng đất của mình. Tập đoàn, hợp tác xã làm dịch vụ cho hộ các khâu làm đất, tưới tiêu nước, cấy, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch; cung cấp cho hộ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm chất lượng . Sự xuất hiện và hoạt động các tập đoàn, hợp tác xã làm hình thành các vùng sản xuất tập trung cùng một sản phẩm điều đó góp phần tạo nên một khối lượng hàng hóa lớn và đồng đều về chất lượng, kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm trên thị trường được tốt hơn. Nếu các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất làm tốt vai trò của mình thì sẽ hỗ trợ rất lớn cho các hộ thành viên. Nhưng tình hình phổ biến hiện nay là các tập đoàn, hợp tác xã cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu vốn hoạt động, năng lực cán bộ quản lý hạn chế, thiếu sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước nên phạm vi và hiệu quả hoạt động còn rất thấp, hạn chế khả năng hỗ trợ các hộ gia đình.

+ Các hộ mua, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ khác để mở rộng sản xuất đây cũng là một hình thức thường được áp dụng để hình thành các trang trại hoặc các hộ quy mô lớn. Hình thức mua, nhận chuyển quyền sử dụng đất diễn ra nhiều nơi nhất là ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Doanh nghiệp liên kết sản xuất với hộ gia đình. Trong một số năm gần đây, hình thức doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất với hộ gia đình phát triển ngày càng nhiều. Các hộ gia đình vẫn canh tác trên diện tích đất của mình theo sự hướng dẫn kỹ thuật của doanh nghiệp; doanh nghiệp bỏ vốn mua, cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và mua lại sản phẩm do hộ sản xuất ra. Các hộ không cần có vốn vẫn có giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm về chất lượng, với giá rẻ hơn tự mua (do doanh nghiệp mua với số lượng lớn), canh tác theo quy trình kỹ thuật tiên tiến nên đạt năng suất cao hơn tự mình canh tác và không lo tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có được lượng sản phẩm hàng hóa lớn, ổn định, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp ngay cho thị trường hay cho chế biến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, trong hình thức liên kết này cũng gặp một số trở ngại, vướng mắc. Đất của các hộ gia đình tham gia liên kết với doanh nghiệp nằm xen kẽ với đất của các hộ không tham gia liên kết, ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất của hộ và giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các hộ xung quan không tham gia liên kết làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của hộ liên kết; các doanh nghiệp còn có lo ngại khi giá sản phẩm trên thị trường cao, một số hộ gia đình bán sản phẩm cho các đối tượng khác mà không bán cho doanh nghiệp theo hợp đồng.

+ Hình thức doanh nghiệp mua, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ để mở rộng sản xuất là một hình thức trên thực tế Tuy nhiên đối với tình hình hiện nay còn chưa nhiều. Bởi vì doanh nghiệp thường cần nhiều đất nhưng có ít người bán và vướng mắc do quy định về mục đích sử dụng đất còn chưa rỗ ràng, nên doanh nghiệp chỉ có thể mua được thêm một số diện tích ở gần diện tích doanh nghiệp đã có để mở rộng sản xuất.

+ Hình thức phổ biến hơn là doanh nghiệp thuê đất của hộ nông dân để sản xuất có thể thấy hình thức này có rất nhiều ưu điểm, đây được xem là một hình thức phù hợp, đáp ứng được cả yêu cầu của doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp có đất để sản xuất với chi phí thấp hơn nhiều khi mua quyền sử dụng đất. Hộ gia đình tăng thêm thu nhập cụ thể từ hoạt động cho thuê đất, làm thuê cho doanh nghiệp hoặc công việc khác và vẫn là người có quyền sử dụng đất khi hết thời hạn cho thuê. Hiện nay, số doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít cụ thể như chưa đến 1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong khi tiềm năng phát triển nông nghiệp còn rất lớn.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0105

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *