Bảo lãnh tạm ứng là gì? Những quy định về bảo lãnh tạm ứng trong hợp đồng xây dựng

Bảo lãnh tạm ứng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Đồng thời theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” 

Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là hình thức ràng buộc mang tính pháp lý để nhà thầu không vi phạm hợp đồng, không vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng và đảm bảo nhà thầu sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích và thời gian tạm ứng bằng thời gian thực hiện hợp đồng.Việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực, riêng hợp đồng thi công công trình xây dựng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng theo sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng.

Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên doanh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

Quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Mức tiền bảo lãnh tạm ứng

Mức tiền tạm ứng, thời điểm tạm ứng và điều kiện thu hồi tiền tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể và được ghi nhận trong hợp đồng.

Mức tiền tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu hoặc trong bản dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu tính toán giá dự thầu và đề xuất giá hợp đồng.

Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên; Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp người có thẩm quyền đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

– Đối với hợp đồng tư vấn:

  • 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.
  • 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

– Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

  • 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.
  • 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
  • 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá trị hợp đồng.

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng

Việc bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của việc bảo lãnh sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng theo Luật Xây dựng năm 2014 (Luật xây dựng sửa đổi năm 2020), như sau:“a) Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu

Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết

b) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

c) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.”

Theo quy định này, pháp luật bắt buộc phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng đối với trường hợp “hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng”.

Tại điểm c Khoản 4 có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng, quy định này là hợp lý, bởi lẽ khoản bảo lãnh tạm ứng này được xác định là khoản đảm bảo với bên giao thầu rằng bên nhận thầu sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã giao kết tương ứng với khoản “tạm ứng hợp đồng”, hạn chế rủi ro cho bên giao thầu. Do đó, chỉ khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền bên nhận thầu đã tạm ứng thì hiệu lực của việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mới chấm dứt. Đồng thời, giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0935

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *