Cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nào?

Quy định chung về đất không có đường đi 

Phần đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn.

Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.

Phần lối đi dẫn ra đường lớn được người dân sử dụng làm lối đi chung, tuy nhiên thực tế xác định diện tích để xây dựng lối đi chung không rõ ràng rất dễ phát sinh những sinh chấp.

 Thế nào là đất không có đường đi?

Có thể hiểu, đất không có đường đi là phần diện tích đất của người ở phía trong bị vây bọc xung quanh các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện đường đi vào. Hiện nay, Luật đất đai 2013 không có một quy định cụ thể nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đi. 

Căn cứ dựa theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định sơ đồ thửa đất thể hiện những thông tin như sau:

(1) Hình thể của thửa đất, chiều dài các cạnh thửa.

(2) Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc-Nam.

(3) Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo đó là ghi chú loại chỉ giới, mốc giới.

(4) Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa có nguồn gốc, thời hạn sử dụng khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ chung cư là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó.

Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích sử dụng chung của các chủ căn hộ chung cư là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó.

Lưu ý một trường hợp không thể hiện sơ đồ thửa đất gồm:

– Cấp 01 Giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất nông nghiệp.

– Đất xây dựng công trình theo tuyến.

Như vật ta thấy nếu biết cách xem sơ đồ thửa đất sẽ giúp người mua biết được một số thông tin về thửa đát, kiểm chứng được thông tin của người bán,…. thông qua đó sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra và qua đây ta cũng nắm được tất cả những nội dung có liên quan tới sơ đồ thửa đất, cụ thể:

(1) Trong một số trường hợp sơ đồ thửa đất giúp người mua biết được vị trí thửa đất. 

(2) Giúp người sử dụng đất biết rõ hình thể thửa đất (hình dáng thửa đất).

(3) Chiều dài các cạnh thửa đất, trong đó ghi rõ chiều dài các cạnh (mét) và thể hiện rõ số hiệu đỉnh thửa đối với thửa đất có nhiều cạnh.

(4) Biết được số thửa tiếp giáp với thửa đất dự định mua và chiều hướng chỉ dẫn hướng Bắc – Nam (xem được hướng của thửa đất)

(5) Biết được chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết thông qua đó sẽ giúp người nhận chuyển nhượng có thuộc chỉ giới, mốc giới quy hoạch hay không để tránh được rủi ro. 

(6) Giúp người mua biết được chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình có liên quan đến thửa đất như công trình giao thông, hệ thống dẫn điện, công trình thủy lợi,…

 Quyền lối đi qua của đất không có đường đi

Dựa vào căn cứ pháp lý tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu đất không có đường đi được khi nhận về quyền lối đi qua cũng như thỏa thuận mở lối đi đối với loại bất động sản trên như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiên hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  2. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.” 

Đất không có đường đi có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? 

Để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ đỏ hay không, chúng ta cần xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp hồng hay không và thửa đất có thuộc những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không. Cụ thể:

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 99,100,101 và Điều 102 Luật đất đai năm 2013 như sau:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau 01/07/2014
  • Đất không có đường đi là đất được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người sở hữu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất không có đường đi đó;
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi đã mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất từ người khác;
  • Đất không có đường đi là đất được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Đất không có đường đi đi đã được cấp giấy chứng nhận rồi nhưng người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

 

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đi

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 thì các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các loại như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu mà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

  1. a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  2. b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  3. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  4. d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

  1. e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  2. g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 ngày 1993 theo quy định của Chính phủ.”

Tóm gọn lại thành các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31,32,33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP áp dụng với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bổ sung đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?

Tại Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc thể hiện sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận, theo đó trường hợp thửa đất có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thế hiện ranh giới giữa các phần đất bằng nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Do nội dung ông hỏi liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương nơi có đất; do đó xin cung cấp thông tin nêu trên để ông được biết. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất để được nhanh chóng giải quyết bảo đảm phù hợp với thủ tục hành chính do địa phương ban hành.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0069

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *