Chấm dứt thế chấp tài sản là gì? Các trường hợp chấm dứt thế chấp?

Thế chấp tài sản là gì ?

– Căn cứ theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (chính là bên nhận thế chấp).

– Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm mang tính đối vật. Tức là bên nhận thế chấp có quyền chi phối tài sản thế chấp trong thời gian thực hiện nghĩa vụ và có quyền xử lý tài sản đó để hoàn trả lại nghĩa vụ nếu bên thế chấp vi phạm thỏa thuận. Tuy nhiên, tính chất bảo đảm đối vật trong thế chấp tài sản chưa mang tính chất bảo đảm tuyệt đối vì thực chất tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp (căn cứ khoản 2 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy thế chấp tài sản không có sự chuyển giao tài sản thế chấp. Tính chất bảo đảm được xác định bằng việc thế chấp phải giao cho bên nhận thế chấp những giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp như giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản (giấy đăng ký ô tô, xe máy, …), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …

– Một tài sản thế chấp có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, bên bảo đảm chỉ có thể lựa chọn thế chấp nếu muốn một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền khác nhau, vì bên nhận thế chấp không trực tiếp giữ tài sản bảo đảm, quyền lợi của tất cả các chủ nợ được bảo đảm bằng giá trị của tài sản thế chấp đó.

– Tài sản thế chấp được quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định như sau: 

+ Nếu trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

– Việc quy định về biện pháp thế chấp tài sản sẽ có các ý nghĩa sau:

+ Là cơ sở hướng dẫn các chủ thể tham gia vào thực hiện biện pháp thế chấp tài sản.

+ Giúp các chủ thể sử dụng biện pháp này yên tâm khi thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đến biện pháp bảo đảm này.

+ Giúp các chủ thể nhận biết được quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời góp phần thúc đẩy các chủ thể tham gia các biện pháp bảo đảm.

+ Là cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Chấm dứt thế chấp tài sản là gì ?

– Dựa vào định nghĩa thế chấp tài sản là việc một bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Như vậy chấm dứt thế chấp tài sản là chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp. Các bên sẽ thỏa thuận ký kết hợp đồng thế chấp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ chính, trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, giao dịch thế chấp có thể chấm dứt. Cụ thể căn cứ theo Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp tài sản được chấm dứt trong các trường hợp dưới đây:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

+ Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+ Tài sản thế chấp đã được xử lý;

+ Theo thỏa thuận của các bên.

Các trường hợp chấm dứt thế chấp?

Các trường hợp chấm dứt thế chấp tài sản được quy định như sau:

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt:

+ Việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính, do đó khi nghĩa vụ chính được bảo đảm chấm dứt do bên thế chấp đã thực hiện xong nghĩa vụ hoặc theo các căn cứ chấm dứt do pháp luật quy định thì việc thế chấp cũng chấm dứt.

– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác:

+ Trong trường hợp này có hai trường hợp là việc thế chấp tài sản được hủy bỏ và việc thế chấp tài sản được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

+ Hủy bỏ biện pháp thế chấp là trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khi một trong các bên chủ thể có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp. Khi các bên hủy bỏ hợp đồng thế chấp thì biện pháp này sẽ chấm dứt hiệu lực.

+ Thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác khi một biện pháp bảo đảm được các bên thỏa thuận áp dụng vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được biện pháp bảo đảm đó.

– Tài sản thế chấp đã bị xử lý: 

+ Xử lý tài sản là hoạt động cụ thể của các bên trong khi thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hạch toán, thanh toán trên tài sản hướng đến mục đích lợi ích vật chất để khấu trừ vào nghĩa vụ với bên có quyền. Do đó, khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ chính do việc thế chấp cũng chấm dứt do tài sản thế chấp vào mục đích của thế chấp không còn.

– Theo thỏa thuận của các bên:

+ Đây là trường hợp điển hình, pháp luật quy định mở trao quyền tự thỏa thuận cho các bên dựa trên các quy định của pháp luật. Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt thế chấp tài sản theo các trường hợp quy định hoặc theo thỏa thuận.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0009

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *