Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quản lý, sử dụng như thế nào?

Các văn bản pháp luật quy định về đắt rừng sản xuất là đất rừng tự nhiên

– Căn cứ văn bản hợp nhất Luật Đất đai số 21/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 – gọi tắt Luật Đất đai;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

– Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sưng một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

– Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính, Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý đất trồng lúa;

– Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 Quy định kỹ thuật việc lập, điều chinh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy định cụ thể như sau:

Điều 45 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:

  1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

  1. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định

Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghĩa là gì?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về rừng sản xuất, chúng ta có thể hiểu rằng rừng sản xuất là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại gỗ, kinh doanh các loại lâm sản ngoài gỗ và kết hợp với rừng phòng hộ bảo vệ hệ sinh thái. Rừng sản xuất là rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc các tiêu chí của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo nghị định 156/2018/NĐ-CP. 

Rừng sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Đối với đời sống sản xuất, trong nền kinh tế rừng sản xuất đóng vai trò chủ đạo và vô cùng quan trọng trong mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường sinh thái. 

Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước.

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm tra, kiểm trê và theo dõi diễn biến rừng và quyết định 49/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất. Rừng sản xuất bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng.

Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung. Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng tài nguyên.

Rừng tự nhiên có độ che của các cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau là thành phần chính của rừng tự nhiên. Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại luật Bảo vệ và phát triển rừng để cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường. Việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải đảm bảo duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng. Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích chưa có rừng; sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Quy chế quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh. Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán, không thuộc các đối tượng theo quy định của pháp luật hiện hành được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát triển, sản xuất kinh doanh.

Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo đúng hạn mức quy định pháp luật để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất; cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng ; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm; Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng; Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 

Việc tổ chức quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

  • Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất kinh doanh;
  • Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán, không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a khoản này được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh; Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a khoản này được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh.

Điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau: những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã có chủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận; Chủ rừng là tổ chức phải có hồ sơ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất; kinh doanh rừng, khai thác rừng phải có phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng phê duyệt. 

Hộ gia đình, cá nhân là chủ rừng phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh và khai thác rừng phải có kế hoạch phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lý Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng phê duyệt. Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ các loại thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, bị cấm khai thác theo quy định của chính phủ về chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và danh mục những loài thực vật rừng động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với phương án điều chế rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; 

Đối với hộ gia đình, cá nhân khai thác phải có đơn, báo cáo Ủy ban nhân dân xã để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt. Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm pháp luật hiện hành.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0063

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *