Điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa đất ở Lâm Đồng

Sau một thời gian tạm ngừng việc tách thửa đất, hợp thửa đất, tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định mới được ban hành điều chỉnh các quy định về điều kiện tách thửa đất , điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa,… Bài viết này Luật HANILAF xin cung cấp những thông tin mới nhất về những điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa đất ở Lâm Đồng. 

Điều kiện chung về việc tách thửa đất theo quy định của tỉnh Lâm Đồng

Về quy hoạch, mục đích sử dụng đất. Khi tiến hành việc tách thửa đất, người sử dụng đất cần xác định rõ mục đích sử dụng đất được ghi trong Giấy chứng nhận thuộc quy hoạch như nào, cụ thể :

  • Đất ở thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp khác;
  • Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác hoặc đất ở;
  • Đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác hoặc đất nông nghiệp;
  • Đất ở và đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp khác.

Về diện tích thửa đất mới được tách thửa. Theo quy định, thửa đất mới được hình thành từ việc tách thửa cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Khu đất tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu và đã được thể hiện trên Bản đồ địa chính hoặc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Nếu có đường giao thông hiện hữu nhưng chưa được thể hiện trên Bản đồ địa chính hoặc Giấy chứng nhận đã cấp thì UBND xã , phường, thị trấn xác nhận về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú , cùng sử dụng, sau đó UBND huyện/ thành phố xác nhận trường hợp không phải tự ý mở đường, cộng đồng dân cư đã sử dụng từ lâu;
  • Trong trường hợp khu đất được tách thửa chưa có đường giao thông hiện hữu mà hình thành đường giao thông mới thì cần phải thực hiện như sau:

+ Nếu diện tích khu đất tách thửa nhỏ hơn 5 ha: tiến hành lập bản vẽ tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500, được Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt bản vẽ kèm theo văn bản thống nhất. Trong đó thể hiện các quy chuẩn quy định liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đường giao thông thuộc bản vẽ gồm : sự tương đồng về chiều rộng của đường giao thông đầu nối, chiều rộng đường giao thông nội khu; chiều rộng đường đầu nối và đường nội khu trong bản vẽ phải lớn hơn hoặc bằng 7m (gồm lòng đường, lề đường, mương thoát nước, …). Ngoài ra, đối với khu đất sau khi đã trừ diện tích làm đường giao thông mà lớn hơn 5000 m² thì phải dành 5 % diện tích của khu đất để là hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng;

+ Nếu diện tích khu đất tách thửa lớn hơn hoặc bằng 5 ha: tiến hành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng trình phê duyệt.

Lưu ý: đối với trường hợp hình thành đường giao thông mới mà đã có trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng, người sử dụng đất đề nghị tự bỏ kinh phí đầu tư hạ tầng thì được UBND cấp xã thống nhất triển khai đầu tư, sau đó tiến hành thủ tục tách thửa. Trong trường hợp thu hồi đất để là đường giao thông hoặc triển khai các dự án khác, nếu diện tích của thửa đất còn lại sau khi bị thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định thì người đang sử dụng thửa đất này chuyển nhượng cho người sử dụng đất liền kề hoặc Nhà nước thu hồi phần diện tích đất này và bồi thường, hỗ trợ để quản lý, sử dụng theo quy định.

Điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở tỉnh Lâm Đồng

– Đối với thửa đất ở đô thị, quy định thửa đất mới hình thành từ việc tách thừa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu theo từng trường hợp sau:

+ Nhà phố, quy định:

  • Diện tích tối thiểu phái lớn hơn hoặc bằng 40 m²;
  • Có kích thước cạnh tiếp giáp đường đối với đường đã có tên hoặc đường hẻm có lộ giới (đường chính) lớn hơn hoặc bằng 10m,
  • Các đường, hẻm còn lại (đường hẻm) lớn hơn hoặc bằng 4 m.

+ Nhà liền kề có sân vườn, quy định:

  • Đối với đường chính: diện tích tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 72 m² ; có kích thước cạnh tiếp giáp đường chính lớn hơn hoặc bằng 10 m;
  • Các đường hẻm còn lại có diện tích tối thiểu là lớn hơn hoặc bằng 64 m²; có kích thước cạnh tiếp giáp đường hẻm là 4 m.

+ Nhà biệt lập, quy định:

  • Đối với đường chính, diện tích tối thiểu là 250 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m;
  • Đối với đường hẻm, diện tích tối thiểu là 200 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m.

+ Biệt thự, quy định:

  • Đối với đường chính: diện tích tối thiểu là 400 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 12 m;
  • Đối với đường hẻm: diện tích tối thiểu là 250 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m.

Lưu ý: riêng đối với các vị trí, khu vực đã có quy định về lộ giới và các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch, xây dựng đối với nhà ở, công trình riêng lẻ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc tách thửa thực hiện theo quy định đó.

– Đối với thửa đất ở nông thôn, quy hoạch thửa đất mới được hình thành từ việc tách thửa cần lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu, cụ thể trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp có quy định dạng kiến trúc nhà ở: diện tích tách thửa được đảm bảo theo quy định dạng kiến trúc của quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Trường hợp chưa có quy định dạng kiến trúc nhà ở: diện tích tách thửa tối thiểu là 72 m² và kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 4,5 m.

Bên cạnh đó, ở Lâm Đồng còn có những quy định về diện tích đất tối thiểu đối với các trường hợp khác, như là: đất thuộc quy hoạc sử dụng đất là đất nông nghiệp, đấy thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp,….

– Đối với thửa đất nông nghiệp, quy định:

  • Diện tích tối thiểu tách thửa là 500 m² đối với khu vực đô thị;
  • Diện tích tối thiểu tách thừa là 1000 m² đối với khu vực nông thôn;
  • Nếu tiếp giáp đường giao thông thì đảm bảo cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m

– Đối với thửa đất có mục đích hỗn hợp, quy định:

  • Trường hợp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở mà tách thửa đất ở đồng thời với đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định như với đất ở (riêng diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở mới tách này không cần đảm bảo quy định về diện tích tối thiểu để được tách thửa);
  • Trường hợp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu tách thửa là diện tích tối thiểu để tách thửa là 500 m² tại khu vực đô thị; và 1000 m² tại khu vực nông thôn nhưng diện tích đất ở chỉ thuộc một trong các thửa đất sau khi tách.

Như vậy, tùy từng khu vực khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau thì việc tiến hành tách thửa cần đảm bảo từng yêu cầu về điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa cho phù hợp với quy định của quyết định UBND tỉnh Lâm Đồng.

 Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0962

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *