Cách soạn thảo biên bản thỏa thuận về ngõ đi chung
Để có một thỏa thuận về lối đi chung hợp pháp thì thỏa thuận cần được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận, và biên bản phải được chứng thực tại UBND cấp xã, phường hoặc văn phòng công chứng. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
BIÊN BẢN THỎA THUẬN LỐI ĐI CHUNG
Vào hồi …… giờ, ngày …… tháng …… năm …….., tại (1)……………………………….
Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:
- Ông (bà):………………….. Sinh ngày:……… Giới tính: ……………………………
Số CMND: ……………………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ………………
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………….
- Ông (bà): ………………….. Sinh ngày: ……………… Giới tính: …………………
Số CMND:……………………. Ngày cấp: ………………. Nơi cấp:………………….
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………..
- Ông (bà): …………………… Sinh ngày: …………………Giới tính: …………………..
Số CMND: …………… Ngày cấp: ……………….. Nơi cấp: ……………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………………..
Chúng tôi đã thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể nội như sau:
- Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài…… m, rộng….. m tại (2) ………………
- Trong quá trình sử dụng cùng nhau chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vệ sinh lối đi chung, sửa chữa để thuận tiện trong quá trình đi lại.
- Khi một trong các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì người đó vẫn được tiếp tục sử dụng lối đi chung và có trách nhiệm chung với các hộ còn lại về việc vệ sinh, sửa chữa lối đi.
- Biên bản thỏa thuận được lập thành …….. bản, có giá trị pháp lý như nhau.
Các hộ đã nhất trí thông qua nội dung biên bản và cùng ký xác nhận.
Xác nhận của UBND/Văn phòng công chứng
(ký, ghi rõ họ tên)
Lưu ý:
(1) ghi địa điểm tiến hành lập biên bản thỏa thuận;
(2) Miêu tả vị trí lối đi cần thỏa thuận.
Tư vấn quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng và quyền sở hữu đối với ngõ đi chung?
Theo quy định tại Điều 12 về những hành vi bị nghiêm cấm của Luật xây dựng 2014 thì:
“Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm
- Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của luật này.
- Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.
- Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hoá và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
- Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.
- Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
- Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
- Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.”
Như vậy, đã vi phạm điều cấm là xây dựng không đúng quy hoạch, không có giấy phép xây dựng. Cho nên hai căn gác xếp đó không thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn. Với hành vi này, gia đình bạn còn có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định về vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình theo quy định (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
- b) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- c) Không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng theo quy định….”
Vì vậy, theo chúng tôi bạn không nên xây dựng và sửa chữa gì thêm đối với hai căn gác này, và khi muốn xây dựng gia đình bạn phải xin cấp phép xây dựng, gia đình bạn chỉ được phép xây dựng khi và chỉ khi phù hợp với quy hoạch của địa phương, không trái với quy định của luật.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0070