Xin chào Luật HANILAF, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em là người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Do ba em từng lao động ở Đài Loan và được cấp quốc tịch Đài Loan nên 4 năm trước em cũng chuyển sang quốc tịch Đài Loan (đã thôi quốc tịch Việt Nam) nhưng chưa qua đó lần nào.
Em đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngành Trung văn, hiện chỉ làm ở nhà, không làm ở công ty. Hiện em có quen với bạn gái người Việt Nam ở Đồng Nai, dự tính cuối năm sau cưới nên tính mua sẵn miếng đất dưới Đồng Nai. Xin luật sư cho biết em có đủ điều kiện để đứng tên miếng đất hay không ạ? Nếu có thì thủ tục ra sao?
Em cảm ơn nhiều!
Người nước ngoài có quyền đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ?
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời lời như sau:
Mặc dù bạn đang sinh sống ở Việt Nam nhưng vì bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đài Loan cho nên bạn được coi là người nước ngoài cư trú ở Việt Nam theo khoản 5 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008: “5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”.
Pháp luật đất đai hiện hành chưa cho phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài. Người nước ngoài chỉ có thể mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 159 và Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định:
“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:[…]
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam[…]
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.
Như vậy, để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bạn phải được phép nhập cảnh và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. Việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam có thể được thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Cho nên, nếu bạn kết hôn với người Việt Nam thì bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Tư vấn tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Điều kiện để cá nhân, tổ chức mua và sở hữu nhà ở Việt Nam được quy định trong Luật Nhà ở 2014. Theo đó cá nhân, tổ chức nước ngoài phải đầy đủ các giấy tờ như sau :
Điều kiện để cá nhân, tổ chức mua và sở hữu nhà ở Việt Nam
a, Giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng đối với cá nhân nước ngoài.
Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
b, Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở .
Trình tự, thủ tục mua nhà ở với người nước ngoài
Việc cá nhân, tổ chức mua và sở hữu nhà ở Việt Nam được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cũng như hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đối với người nước ngoài được quy định như sau :
Bước 1: Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nộp một bộ hồ sơ hợp lệ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có căn hộ. Người tiếp nhận hồ sơ phải tiếp nhận và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày, giờ, địa điểm trả kết quả; trong trường hợp hồ sơ chưa đủ giấy tờ thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn cụ thể ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì Văn phòng đăng ký đất đai trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết rõ lý do.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thể hiện các nội dung trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật nhà ở và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Bước 3: Sau khi ký Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển lại cho Văn phòng đăng ký đất đai để giao cho chủ sở hữu. Người đến nhận giấy chứng nhận phải xuất trình phiếu tiếp nhận hồ sơ, nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận và ký nhận vào Sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở. Nếu ủy quyền cho người khác đi nhận thay thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lệ phí cấp giấy chứng nhận được áp dụng như công dân Việt Nam ở trong nước.
Bước 4: Đối với cá nhân nước ngoài, trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng phải có văn bản gửi Bộ Xây dựng thông báo các thông tin về họ tên, số hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp, quốc tịch của người mua nhà, địa chỉ căn hộ mua bán, số giấy chứng nhận và ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để Bộ Xây dựng đưa lên trang Web của Bộ (mẫu văn bản thông báo của Sở Xây dựng để quản lý việc mua một căn hộ quy định tại Phụ lục III và IV ban hành kèm theo Nghị định này).
Những trường hợp đang có sở hữu một nhà ở tại Việt Nam theo thông báo trên trang Web của Bộ Xây dựng thì không được sở hữu các nhà ở khác trong phạm vi toàn quốc. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở quy định tại Điều này tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thời hạn này không tính thời gian bổ sung giấy tờ (nếu có). Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp bị hư hỏng, rách nát hoặc bị mất thì chủ sở hữu được cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Sở Xây dựng thực hiện cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo thủ tục quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Như vậy, để được sở hữu nhà tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải có giấy tờ chứng minh về việc mình thuộc đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự thì mới đủ điều kiện được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.