Nhà biệt thự là gì?
Theo quy định của Điều 3 Luật nhà ở năm 2014 quy định thì nhà ở được chia ra thành nhiều loại: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở có sẵn, nhà ở hình thành trong tương lai. Và trong đó nhà biệt thự là nhà thuộc nhóm nhà ở riêng lẻ và được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt đối với quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Lịch sử hình thành biệt thư như thế nào?
Biệt thự được hình thành từ thời La Mã cổ đại thì biệt thự được xem là một tư gia, một ngôi nhà đẹp với nhiều công năng và có thiết kế đặc biệt có sân vườn bao quanh. Nhắc đến nhà biệt thự là người ta nghĩ ngay đến ngôi nhà rộng rãi, sang trọng và mang đến sự quý tộc. Chủ sở hữu của biệt thự thời xưa thường là những công tước, vua chúa,… Hiện nay đối tượng sở hữu nhà biệt thự thì là tầng lớp giàu có. Nhà biệt thự ngày nay thì không còn mang phong cách cổ đại và cầu kỳ như ngày xưa mà đã pha thêm nét hiện đại, kiến thúc đẹp, sang trọng và hài hòa hơn.
Phân loại nhà biệt thự như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 34 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở thì có phân loại nhà biệt thự được phân thành ba nhóm:
– Biệt thư nhóm một: Là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng (được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử trên bàn để phê duyệt) xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Biệt thự nhóm 2: là biệt thự không thuộc quy định tại nhóm biệt thự nhóm 1 nhưng có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Biệt thự nhóm 3 là biệt thự không thuộc quy định giống biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2.
Nguyên tắc của việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự
Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Tuân thủ các quy định của Luật nhà ở; trường hợp nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước thì còn phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước; trường hợp là nhà ở có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa;
– Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm một thì phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trọng và mật độ xây dựng, số tàng, chiều cao;
– Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm hai thì phải giữ nguyên cấu trúc ở bên ngoài vì nó có giá trị nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa;
– Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm ba thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.
Tiêu chuẩn về xây dựng nhà biệt thự
Nhà biệt thự là nhà ở riêng lẻ có sân vườn, hàng rào, lối ra vào riêng biệt, số tầng của biệt thự sẽ không lớn hơn 03 tầng và không bao gồm tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm và phải có ít nhất là 03 mặt nhà có tầm nhìn ra sân và vườn. Nhà biệt thự sử dụng với mục đích như nhà ở thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về nhà ở cụ thể tại Luật nhà ở năm 2014 và các văn bản pháp luật khác.
Ngoài ra, biệt thự nghỉ dưỡng là biệt thự đặc biệt được xây dựng trong khuôn viên diện tích đất của khách sạn nơi nghỉ dưỡng có trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch thuê. Và đa số các biệt thự thì đều thuộc loại hình biệt thự nghỉ dưỡng.
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12870:2020 quy định về nguyên tắc chung của biệt thự nghỉ dưỡng như sau:
– Thứ nhất, khu đất xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng thì phải nằm trong khuôn viên đất của khách sạn nghỉ dưỡng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Thứ hai, Biệt thự nghỉ dưỡng phải đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu về an toàn chịu lực và tuổi thọ thiết kế của công trình. Không xây dựng trên các vùng có nguy cơ địa chất nguy hiểm như: sạt lở, trượt đất,… hay vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho khu vực xây dựng;
– Thứ ba, Các biệt thự nghỉ dưỡng phải được bố trí theo dây chuyền hoạt động phù hợp và đảm bảo thuận tiện khi tiếp cận và sử dụng, các luồng giao thông mạch lạc không chồng chéo. Đồng thời cần đảm bảo sự cách ly, riêng biệt về mặt bằng và không gian; không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự vệ sinh và mỹ quan;
– Thứ tư, bố cục tổng mặt bằng biệt thự nghỉ dưỡng phải được xem xét tổng thể, kể cả những bộ phận kỹ thuật đặt ngoài công trình chính, có tính đến dự kiến phát sinh trong tương lai;
– Thứ năm, diện tích của khuôn viên nhà biệt thự nghỉ dưỡng sẽ bao gồm cả vườn và phải đảm bảo không được nhỏ hơn 150 m2;
– Thứ sáu, mật độ xây dựng, hệ thống sử dụng đất, chiều cao biệt thự nghỉ dưỡng tuân thủ theo quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Thứ bảy, diện tích sân vườn cây xanh, cảnh quan, các công trình, giao thông phụ trợ ngoài nhà biệt thự phải đạt tối thiểu 40% diện tích khuôn viên đất xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng;
– Thứ tám, biệt thự nghỉ dưỡng phải được thiết kế sân, vườn, không gian xung quanh phù hợp và môi trường thoáng đãng, sạch đẹp. Giải pháp kiến trúc cần đảm bảo an toàn thẩm mỹ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậu của khu vực, đảm bảo yêu cầu thông thoáng, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường;
– Thứ chín, tổ chức phân khu chức năng phải rõ ràng giữa các bộ phận trong biệt thự nghĩ dưỡng, có dây chuyền công năng hợp lý, thuận tiện trong giao tiếp; Đảm bảo các mối liên hệ và sự riêng tư của không gian;
– Biệt thự nghỉ dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy nổ. Phải trang bị, bố trí các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tuân theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra còn các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0040