Thủ tục ủy quyền việc đứng tên trên sổ đỏ

Xin hỏi luật sư: Bố tôi mất cách đây 8 năm, bố có đứng tên một mảnh đất nhưng khi mất bố không để lại di chúc. Anh em trong gia đình tôi thống nhất để mảnh đất cho 2 em (cùng có tên trong sổ hộ khẩu với bố tôi) thì có được không? Một trong hai em của tôi hiện đang sinh sống ở nước ngoài thì thủ tục tiến hành như thế nào? Sau này nếu muốn tách riêng ra cho mỗi người có được không? 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật TNHH HANILAF, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bố bạn mất cách đây 8 năm và không để lại di chúc. Do đó, vẫn chưa hết thời hiệu chia thừa kế theo quy định tại Điều 623.Thời hiệu thừa kế của Bộ Luật Dân sự năm 2015. 

Nếu như hiện nay anh em bạn muốn để cho hai người em có chung hộ khẩu với bố bạn đứng tên trên GCNQSDĐ thì phải có hợp đồng ủy quyền cho 2 người em này. Nếu như không có hợp đồng ủy quyền đứng tên thì mảnh đất này sẽ trở thành tài sản hợp pháp của hai người em trong gia đình bạn. Sau này sẽ không thể tiến hành thủ tục chia tài sản nếu như không có sự đồng ý của hai người em đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

            

Căn cứ: Điều 5 – Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận

 

“4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

Do trong trường hợp gia đình bạn có một người đang ở nước ngoài cũng là người được thừa kế phần di sản thừa kế từ bố bạn để lại nên cần có một văn bản ủy quyền của người này từ nước ngoài gửi về và được hợp pháp hóa lãnh sự.

Thủ tục ủy quyền được thực hiện như sau:

+) Văn bản thỏa thuận của các thành viên trong gia đình về việc ủy quyền người đứng trên GCNQSDĐ được công chứng hoặc chứng thực.

+) GCNQSDĐ cũ có tên bố bạn.

+) Giấy báo tử của người để lại di sản.

+) Giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại di sản với người hưởng di sản.

Sau khi có đầy đủ các loại giấy tờ này, bạn đem nộp hồ sơ tại UBND cấp xã để tiến hành thủ tục cấp GCNQSDĐ mới.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0605

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *