Kính gửi văn phòng luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của Quý công ty. Năm 1958, ông nội tôi được một người tên A cùng làng đổi 8 sào ruộng lấy 1 vạn ngói máng về lợp nhà. Từ đó gia đình tôi vẫn làm bình thường. Nhưng đến năm 2000 có một người tên Nam, anh em của ông A mang ngói đến để đòi đổi trả lại ngói lấy ruộng. Gia đình tôi không đồng ý. Khi nhà nước đo đất làm sổ đỏ thì ông A cũng ra nhận là của mình. Từ đó chính quyền không cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất cho gia đình tôi. Từ năm 2000 đến nay là năm 2016, gia đình tôi vẫn làm và đóng thuế đầy đủ khi nhà nước có yêu cầu. Như vậy làm thế nào để gia đình tôi có thể được cấp sổ đỏ và cần những giấy tờ gì.
Tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Đối với mảnh đất có tranh chấp thì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trước hết cần phải giải quyết tranh chấp. Các biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Luật đất đai 2013:
Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Như vậy, sau khi giải quyết tranh chấp về mảnh đất trên thì mảnh đất đó có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0761