KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tại khoản 16 Điều 4 quy định:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Một dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; không thuộc các trường hợp các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu. Các dấu hiệu này được xem là nhãn hiệu khi đăng ký và đáp ứng điều kiện về khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU
- Căn cứ vào hình thức thể hiện của dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu chữ: là các loại nhãn hiệu bao gồm một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều tiếng, một hoặc nhiều từ, một cụm từ hoặc câu. Nhãn hiệu chữ có thể bao gồm cả chữ số và chữ cái.
Ví dụ: VINAMILK, APPLE, DELL,…
- Nhãn hiệu hình: là các nhãn hiệu thể hiện qua đường nét, màu sắc, hình vẽ, ảnh chụp, hình khối, biểu tượng.
Ví dụ:
- Nhãn hiệu kết hợp cả chữ và hình: là nhãn hiệu được tạo thành từ đường nét và chữ cái.
Ví dụ:
- Căn cứ vào chức năng của nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của một tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với các hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể thường được đăng ký bởi một hiệp hội hoặc một tập thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để quảng bá sản phẩm của mình. Nếu các thành viên đáp ứng được tiêu chí, tiêu chuẩn của hiệp hội này thì sẽ được sử dụng nhãn hiệu.
Ví dụ:
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ: ISO – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, ,
- Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau.
Ví dụ: Nhãn hiệu liên kết do Tập đoàn Vingruop là chủ sở hữu như: Vinhome, Vinschool,…
Các nhãn hiệu liên kết này phải có liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cung cấp. Ví dụ như: Wave, Wave S, Wave RS, là các nhãn hiệu cho dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave
- Căn cứ vào danh tiếng và tính phổ biến của nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu. Để được bảo hộ là nhãn hiệu, các dấu hiệu này chỉ cần đáp ứng các điều kiện về tính phân biệt và không thuộc trường hợp không được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trong bộ phận công chúng liên quan trên một lãnh thổ nhất định thông qua quá trình nhãn hiệu này được sử dụng liên tục trên thị trường.
Ví dụ: Coca cola, Apple,….
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
IP0001